Công nghệ trồng dưa lưới trong nhà kính Unifarm

Công nghệ trồng dưa lưới trong nhà kính Unifarm

Trồng dưa lưới ứng dụng kỹ thuật công nghệ cao là hướng đi được đánh giá có tính mới về khoa học và thực tiễn. Mục tiêu là xây dựng được quy trình trồng dưa phù hợp với điều kiện trồng trong nhà kính với sản phẩm tạo ra đạt tiêu chuẩn chất lượng, sạch và an toàn.

Đặc điểm của dưa lưới

Dưa lưới thuộc họ Bầu bí (Cucurbitaceae) là loại quả có thời gian sinh trưởng ngắn, trồng được nhiều vụ trong năm với năng suất cao. Hiện nay dưa lưới được trồng khắp nơi trên thế giới do là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Không những thế, thành phần của dưa lưới có chứa chất chống oxy hóa dạng polyphenol, có khả năng phòng chống ung thư và tăng cường hệ miễn dịch, nhiều chất xơ nên có tác dụng nhuận trường, chống táo bón và là nguồn phong phú beta-carotene, acid folic, kali và vitamin C, A giúp điều hòa huyết áp, ngừa sỏi thận, lão hóa xương… 

Ở nước ta, hiện có rất nhiều loại dưa lưới trên thị trường. Ngoài các giống dưa lưới truyền thống được trồng từ lâu như dưa trắng Hà Nội, dưa mật Bắc Ninh, dưa vàng Hải Dương trái nhỏ, thơm, ngọt, thì những năm gần đây, một số công ty nông nghiệp mà đơn cử là nông trường Unifarm của Công ty Cổ phần Nông nghiệp U&I đã cho ra nhiều giống dưa lưới lai cho năng suất cao, thơm ngon, độ đường (Brix) cao, quả to, màu sắc phong phú, chống chịu một số bệnh nứt dây và thối vi khuẩn. 

Công nghệ trồng dưa lưới trong nhà kính của Công ty Cổ phần Nông nghiệp U&I

Dựa trên những kết quả nghiên cứu về chế độ dinh dưỡng, kỹ thuật bấm ngọn, chế độ tưới, mật độ trồng… Công ty Cổ phần Nông nghiệp U&I (Unifarm) đã ứng dụng để đưa ra quy trình canh tác, để sản xuất dưa lưới sạch, năng suất cao hơn thông thường và được các hệ thống siêu thị ưa chuộng

Quy trình trồng dưa lưới tại Unifarm nghiên cứu trong nhà kính trên giá thể, áp dụng phương pháp tưới nhỏ giọt đạt hiệu quả cao, cung cấp cho cây trồng môi trường thích hợp, chống lại các điều kiện bất lợi của môi trường (gió, nắng, mưa, côn trùng…), nhờ đó có thể sẵn sàng chuyển giao với các khâu căn bản là giống, cây con, giá thể, trồng và chăm sóc. Bằng cách sử dụng các loại cảm biến như độ ẩm, nhiệt độ, pH,… sẽ đưa ra được những phương pháp canh tác đơn giản mà hiệu quả.

 Việc canh tác trong nhà màng ứng dụng hệ thống tưới nhỏ giọt là kiểu canh tác tiên tiến khá phổ biến hiện nay do có nhiều ưu điểm so với canh tác truyền thống: trồng được nhiều vụ trong năm, trồng cây trái vụ, tiết kiệm nước và ít bị ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết. Do đó, sẽ nâng cao năng suất trên một đơn vị diện tích, góp phần tạo ra sản phẩm sạch và an toàn cho người tiêu dùng.

Nguồn: Theo Techport

Share this post

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *


zalo-icon